in english
tiếng việt
suomeksi


Việt Nam là quốc gia ở Đông Nam Á, có diện tích gần bằng diện tích của Phần Lan, với dân số khoảng 85 triệu, trong số đó một phần ba ở độ tuổi dưới mười lăm.

Phần lớn các dân tộc trong số 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có ngôn ngữ riêng, với truyền thống văn hóa giàu có. Dân tộc nhỏ nhất trong số này có khoảng độ vài trăm người. Các dân tộc thiểu số lớn có số dân trên dưới một triệu. 87% dân số Việt Nam là người Kinh. Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của người Kinh.

Với truyền thống văn hóa hàng nghìn năm, Việt nam có rất nhiều di tích, trong đó có năm di sản thiên nhiên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (tính đến năm 2008).

Các dân tộc thiểu số Việt Nam có nguồn văn hóa dân gian phong phú. Khoảng hơn một trăm sử thi miệng đã được sưu tầm, dịch sang tiếng Việt và xuất bản. Hiện nay số lượng sử thi miệng còn lưu truyền trong dân gian vẫn chưa được biết chính xác là bao nhiêu.

Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam qua hàng ngàn năm. Ngày nay kinh tế đã trở nên đa dạng và phong phú hơn, trong đó công nghệ truyền thông đang phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp quan trọng có thể kể đến là cà phê, chè và cao su. Thủy, hải sản là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Tuy sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm 20% tổng sản lượng kinh tế quốc dân, nhưng vẫn còn đến 60% dân số làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp.

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

Hãy nhấn vào đây để phóng ảnh to hơn
Ảnh: Markku Nieminen
Ảnh: Henrika Haataja

CÁC VÙNG VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM

Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO xếp hạng

Ảnh: Markku Nieminen

Mỹ Sơn, thánh địa của dân tộc Chăm, cũng là một trong những di sản được UNESCO xếp hạng

Ảnh: Henrika Haataja

Thung lũng Mai Châu, một địa điểm thu hút khách du lịch

Ảnh: Markku Nieminen

Các nghệ nhân dân gian Việt Nam

Ảnh: Markku Nieminen

Tháp Pô Na Ga tại Nha Trang

Ảnh: Henrika Haataja

Bùi Việt Hoa trên các vùng đất sử thi của mình


Ảnh: Henrika Haataja